Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đảm bảo được mức vốn điều lệ là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đảm bảo được mức vốn điều lệ là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý dưới hình thức nào?
- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung chủ yếu nào?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đảm bảo được mức vốn điều lệ là bao nhiêu?
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện thành lập
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
4. Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đảm bảo được mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đảm bảo được mức vốn điều lệ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý dưới hình thức nào?
Hình thức tổ chức của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Chương này và các quy định khác có liên quan của Luật này; trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật này thì áp dụng quy định tại Chương này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật này.
Như vậy, theo quy định, Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định thì dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
(2) Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
(3) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
(4) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(5) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(6) Cơ cấu tổ chức quản lý;
(7) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
(8) Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
(9) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
(10) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
(11) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
(12) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
(13) Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?