Doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động không bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do chi nhánh doanh nghiệp gây ra bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Doanh nghiệp dịch vụ có phải bồi thường thiệt hại cho người lao động đối với những thiệt hại do chi nhánh của mình gây ra hay không?
- Doanh nghiệp dịch vụ không bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do chi nhánh doanh nghiệp gây ra bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho người lao động là bao lâu?
Doanh nghiệp dịch vụ có phải bồi thường thiệt hại cho người lao động đối với những thiệt hại do chi nhánh của mình gây ra hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
...
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
...
h) Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
i) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
k) Tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
l) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
...
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp dịch vụ có phải bồi thường cho người lao động đối với những thiệt hại do chi nhánh của mình gây ra hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ không bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do chi nhánh doanh nghiệp gây ra bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
...
c) Thực hiện không đúng các nội dung hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận;
d) Không bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Không tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
e) Chuẩn bị nguồn lao động khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Không cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;
đ) Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm a khoản 8 Điều này;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ không bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do chi nhánh của doanh nghiệp gây ra có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc doanh nghiệp dịch vụ bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho người lao động là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho người lao động là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?