Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có bắt buộc ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
- Doanh nghiệp dịch vụ phải tuân thủ nguyên tắc gì khi thu tiền dịch vụ từ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
- Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có bắt buộc ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài các bên bắt buộc phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ.
Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Doanh nghiệp dịch vụ phải tuân thủ nguyên tắc gì khi thu tiền dịch vụ từ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo 2 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì khi thu tiền dịch vụ từ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải đảm bảo:
- Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;
- Không vượt quá mức trần quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;
- Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giáo dục định hướng hoặc không cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận mức tiền ký quỹ với người lao động cao hơn quy định của pháp luật;
c) Không ký hoặc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với người lao động;
d) Không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động;
đ) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động không theo quy định của pháp luật;
e) Nội dung hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?