Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài không được thực hiện các hoạt động nào khi có quyết định tuyên bố phá sản?
- Doanh nghiệp dịch vụ cần báo cáo tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động thương binh và xã hội trước hay sau khi mở thủ tục phá sản?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài không được thực hiện các hoạt động nào khi có quyết định tuyên bố phá sản?
- Doanh nghiệp dịch vụ phá sản thì việc chuyển giao hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực được thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp dịch vụ cần báo cáo tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động thương binh và xã hội trước hay sau khi mở thủ tục phá sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ khi phá sản như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực
....
Từ quy định trên thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ cần phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải báo cáo phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài không được thực hiện các hoạt động nào khi có quyết định tuyên bố phá sản? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài không được thực hiện các hoạt động nào khi có quyết định tuyên bố phá sản?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về trường hợp khi Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản
...
2. Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật này.
...
Dẫn chiếu Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài; cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài.
3. Chuẩn bị nguồn lao động và tuyển chọn người lao động.
4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
5. Quản lý người lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
8. Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.
Từ các quy định nêu trên thì khi đã có quyết định tuyên bố phá sản từ Tòa án thì doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện các hoạt động sau:
(1) Ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(2) Tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài; cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài.
(3) Chuẩn bị nguồn lao động và tuyển chọn người lao động.
(4) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp dịch vụ phá sản thì việc chuyển giao hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì việc chuyển giao hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi doanh nghiệp dịch vụ phá sản như sau:
(1) Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận phương án chuyển giao.
Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động;
(2) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao toàn bộ hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của người lao động cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo cho bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động theo hồ sơ đã tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?