Doanh nghiệp dịch vụ có thể đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thông qua hình thức đấu thầu hay không?
- Doanh nghiệp dịch vụ có thể đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thông qua hình thức đấu thầu hay không?
- Doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu cần đáp ứng các điều kiện gì để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
- Phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải đảm bảo được các nội dung nào?
Doanh nghiệp dịch vụ có thể đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thông qua hình thức đấu thầu hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ có thể có thể đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thông qua hình thức đấu thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
Doanh nghiệp dịch vụ có thể đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thông qua hình thức đấu thầu hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu cần đáp ứng các điều kiện gì để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Theo Điều 30 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu đưa người lao động sang nước ngoài làm việc bao gồm:
(1) Có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
(2) Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định pháp luật.
(3) Chỉ đưa người lao động Việt Nam đang làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đi làm việc tại công trình, dự án ở nước ngoài theo hợp đồng trúng thầu, nhận thầu.
Phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải đảm bảo được các nội dung nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nội dung của phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
2. Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
a) Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi, chế độ khác có liên quan đến người lao động;
b) Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
...
Theo quy đinh trên thì doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu khi xây dựng phương án để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần đảm bảo những nội dung như:
(1) Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ:
- Số lượng người lao động đưa đi, giới tính người lao động;
- Ngành, nghề, công việc cụ th;
- Thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trường hợp àm thêm giờ, tiền lương;
- Điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt;
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
- xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi, chế độ khác có liên quan đến người lao động;
(2) Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
Lưu ý: doanh nghiệp dịch vụ trúng thầu phải xây dựng và gửi phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu công trình, dự án ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?