Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thực hiện các thông báo gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cần đáp ứng các điều kiện thế nào?
Doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải phải đáp ứng các điều kiện nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, thì điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm:
- Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
- Thông báo hàng hải;
- Khảo sát phục vụ Thông báo hàng hải;
- Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
- Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
- Thông tin điện tử hàng hải;
- Hoa tiêu hàng hải;
- Thanh thải chướng ngại vật;
- Nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
Theo đó doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thì phải đáp ứng được các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Đồng thời việc cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải còn phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 4 Nghị định 70/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
1. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải tại Việt Nam chỉ được hoạt động khi bảo đảm tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải được cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực tế hoạt động hàng hải tại khu vực.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thực hiện các thông báo gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thực hiện các thông báo gì?
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 70/2016/NĐ-CP quy định thông báo hàng hải là văn bản cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Và tại Điều 9 Nghị định 70/2016/NĐ-CP có quy định:
Thông báo hàng hải
1. Thông báo hàng hải bao gồm:
a) Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải: Thiết lập mới, thay đổi đặc tính hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải;
b) Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước;
c) Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện;
d) Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải;
đ) Thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải;
e) Thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải;
g) Thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải;
h) Thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải;
i) Công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thực hiện các thông báo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
3. Cảng vụ hàng hải thực hiện thông báo hàng hải quy định tại các điểm e, g và h khoản 1 Điều này.
4. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thông báo hàng hải quy định tại điểm i khoản 1 Điều này.
Theo đó thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải thực hiện các thông báo sau:
- Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải: Thiết lập mới, thay đổi đặc tính hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải;
- Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước;
- Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện;
- Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải;
- Thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải cần đáp ứng các điều kiện gì?
Về điều kiện đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải được quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 69/2022/NĐ-CP), cụ thể:
- Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông báo hàng hải phải tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc kỹ thuật và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tối thiểu 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?