Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt như thế nào?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt như thế nào?
- Khoản lợi ích bất hợp pháp khi cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử lý thế nào?
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 43 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định nhưng sử dụng cụm từ "kiểm toán" trong tên gọi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
b) Tiếp tục kinh doanh các dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập khi đã tạm ngừng hoặc bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Tiếp tục kinh doanh các dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập khi bị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này (nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp kiểm toán).
...
Theo đó, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Khoản lợi ích bất hợp pháp khi cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị xử lý thế nào?
Theo khoản 5 Điều 43 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Tức là đối với tổ các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (mức phạt cao nhất áp dụng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán là 50.000.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?