Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong vòng mấy giờ?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong vòng mấy giờ? Doanh nghiệp có mạng viễn thông có thuộc doanh nghiệp viễn thông hay không? Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động điện ảnh nào theo quy định? Câu hỏi của anh B.L.A đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp có mạng viễn thông có thuộc doanh nghiệp viễn thông hay không?

Căn cứ tại khoản 23 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 thì Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.

Như vậy, doanh nghiệp có mạng viễn thông thuộc doanh nghiệp viễn thông theo quy định.

Trong đó, viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.

Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.

Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong vòng mấy giờ?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 131/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông
Tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông phải bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Trường hợp phát hiện phim phổ biến trên không gian mạng có nội dung vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn truy cập phim vi phạm pháp luật. Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các vi phạm đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn việc truy cập phim vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
3. Các nội dung của phim vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

Như vậy, Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất không quá 03 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc triển khai biện pháp kỹ thuật cần thiết ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong vòng mấy giờ?

Doanh nghiệp có mạng viễn thông phải hoàn thành việc triển khai biện pháp kỹ thuật cần thiết ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong vòng mấy giờ? (Hình từ Internet)

Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động điện ảnh nào theo quy định?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 thì nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động điện ảnh sau đây:

- Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;

- Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;

- Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;

- Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;

- Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;

- Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;

- Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.

Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường có nghĩa vụ gì theo Luật Viễn Thông mới nhất?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có bị thu hồi giấy phép viễn thông khi không triển khai các nội dung trong giấy phép viễn thông? Đã bị thu hồi thì có được cấp lại không?
Pháp luật
Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính mà không thông báo cho cơ quan cấp phép bị xử phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Áp dụng chương trình khách hàng thường xuyên không đúng đối tượng thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm trình phương án giá cước dịch vụ viễn thông cho cơ quan nhà nước nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin, số liệu viễn thông không đúng thời hạn quy định thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông không gia hạn chứng thư số của thuê bao khi nhận được yêu cầu gia hạn thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Lưu bản sao của khóa bí mật của thuê bao khi không có yêu cầu bằng văn bản của chủ thuê bao thì doanh nghiệp viễn thông bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông không cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ cho việc cấp chứng thư số thì bị xử phạt thế nào?
Đề xuất quy định về quản lý cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của doanh nghiệp?
Đề xuất quy định về quản lý cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của doanh nghiệp viễn thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
270 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào