Doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương của nhân viên vì có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc không?
- Khấu trừ tiền lương có phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động hay không?
- Doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương của nhân viên vì có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc không?
- Doanh nghiệp khấu trừ tiền lương trái quy định pháp luật có phải trả lãi đối với số tiền đã khấu trừ của nhân viên hay không?
Khấu trừ tiền lương có phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Theo đó, có 04 hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng đối với người lao động là: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức và sa thải.
Như vậy, khấu trừ tiền lương không phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương của nhân viên vì có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương của nhân viên vì có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc khấu trừ tiền lương cụ thể như sau:
Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động mà người lao động gây ra theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, nhân viên có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc thì không thuộc trường hợp bị khấu trừ tiền lương.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể khấu trừ tiền lương nếu hành vi gây rối trật tự tại nơi làm việc của nhân viên làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp.
Cần lưu ý rằng:
- Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
- Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Doanh nghiệp khấu trừ tiền lương trái quy định pháp luật có phải trả lãi đối với số tiền đã khấu trừ của nhân viên hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Theo đó, đối với việc khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định thì tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có số tiền phạt cụ thể như sau:
- Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
- Từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
- Từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
- Từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
- Từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, buộc doanh nghiệp trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?