Doanh nghiệp có được khai thác hồ chứa nước thủy lợi hay không? Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước cần kiểm tra hồ thế nào?
Doanh nghiệp có được khai thác hồ chứa nước thủy lợi hay không?
Doanh nghiệp có được khai thác hồ chứa nước hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Thủy lợi 2017 quy định: "Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi."
Theo đó, hồ chứa nước thủy lợi được xem là công trình thủy lợi.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Thủy lợi 2017 quy định:
Tổ chức và phương thức khai thác công trình thủy lợi
1. Chủ thể khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
a) Doanh nghiệp;
b) Tổ chức thủy lợi cơ sở;
c) Cá nhân.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.
...
Viện dẫn đến khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định:
Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định doanh nghiệp sẽ có quyền khai thác công trình thủy lợi khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định thì doanh nghiệp khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được khai thác hồ chứa nước thủy lợi.
Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước thủy lợi cần kiểm tra hồ chứa nước như thế nào?
Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước cần kiểm tra hồ chứa nước như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định sau:
+ Kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước;
+ Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước;
+ Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập, hồ chứa nước; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp;
+ Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước;
+ Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa nước có hư hỏng đột xuất, phải báo cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước thủy lợi có trách nhiệm báo cáo hiện trạng hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm không?
Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:
Kiểm tra đập, hồ chứa nước
...
4. Trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn và Bộ Công Thương;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Theo quy định thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước thủy lợi có trách nhiệm báo cáo hiện trạng hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?