Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì?
- Doanh nghiệp có chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm hay không?
- Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì?
- Khung hình phạt tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đối với pháp nhân thương mại được quy định như nào?
Doanh nghiệp có chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm hay không?
Theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 213 (Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm).
Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì?
Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Lưu ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm khi có đủ điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Khung hình phạt tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đối với pháp nhân thương mại được quy định như nào?
Theo khoản 5 Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về khung hình phạt tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đối với pháp nhân thương mại như sau:
Khung 01: Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
Khung 03: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?