Doanh nghiệp chế xuất có sử dụng ngoại tệ ngoài khu chế xuất hay không? Tiền USD có được coi là ngoại tệ tại Việt Nam hay không?

Doanh nghiệp chế xuất có sử dụng ngoại tệ ngoài khu chế xuất hay không? Do công ty tôi muốn thực hiện hợp đồng bán hàng hóa cho doanh nghiệp ngoài khu chế xuất, vậy có được thanh toán bằng USD không?

Doanh nghiệp chế xuất có sử dụng ngoại tệ ngoài khu chế xuất hay không?

doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất có sử dụng ngoại tệ trong khu chế xuất không? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013

"Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."

Như vậy, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Tuy nhiên, tại khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định như sau:

"Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác."

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất mua hàng từ nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu hoặc trường hợp doanh nghiệp trong nước bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì mới được sử dụng ngoại tệ để thanh toán.

Doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất không được sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp nội địa.

Tiền USD có được coi là ngoại tệ tại Việt Nam hay không?

Căn cứ vào Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế."

Như vậy, USD là tiền ngoại tệ được Pháp lệnh ngoại hối điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

Việc sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp do cơ quan nào có trách nhiệm quản lý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định như sau:

"Điều 40. Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình."

Theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh ngoại hối 2005 như sau:

"Điều 41. Các biện pháp bảo đảm an toàn
Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn;
2. áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức;
3. áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ;
4. Các biện pháp khác."

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam.

Doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa bán cho doanh nghiệp chế xuất để xuất khẩu có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định?
Pháp luật
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất có phải được thực hiện bằng máy soi hay không?
Pháp luật
Chuyển đổi doanh nghiệp thông thường thành doanh nghiệp chế xuất có được hoàn thuế GTGT hay không?
Pháp luật
Hoạt động chế xuất là gì? Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất có được hoạt động chế xuất không?
Pháp luật
Cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất dịch vụ sửa chữa nhưng sửa tại nội địa có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu, phế phẩm vào thị trường nội địa thì ai có trách nhiệm mở tờ khai hải quan?
Pháp luật
Phí kho bãi cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất thì có được áp thuế suất thuế GTGT là 0% hay không?
Pháp luật
Thủ tục đầu tư đối với doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có phải lập hóa đơn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp chế xuất
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
7,764 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp chế xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào