Doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa phải báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán theo mẫu nào?
- Doanh nghiệp cấp 1 có phải là doanh nghiệp cổ phần hóa không?
- Doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa phải báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán theo mẫu nào?
- Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tiền thu sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu thì có phải nộp thêm tiền lãi không?
Doanh nghiệp cấp 1 có phải là doanh nghiệp cổ phần hóa không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BTC quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP (sau đây gọi là doanh nghiệp cổ phần hóa), bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp I), bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cấp I đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp II).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp 1) là doanh nghiệp cổ phần hóa, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa phải báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán theo mẫu nào?
Doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa phải báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Thông tư 57/2022/TT-BTC) sau đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa
Doanh nghiệp cấp 1 thực hiện cổ phần hóa phải báo cáo tình hình nộp tiền thu từ bán cổ phần lần đầu sau khi kết thúc đợt chào bán theo mẫu nào?(Hình từ Internet)
Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tiền thu sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu thì có phải nộp thêm tiền lãi không?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 32/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp (bao gồm cả phương án cổ phần hóa, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần) trước khi bán cổ phần theo quy định tại Thông tư này.
2. Đồng ký Biên bản xác định kết quả đấu giá công khai, Biên bản xác định kết quả đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược theo quy định tại Thông tư này.
3. Kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải quyết toán chi phí cổ phần hóa và kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt.
4. Nộp tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định tại Thông này. Trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần (được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp), doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đăng ký thông tin chính thức với Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật về chứng khoán và hướng dẫn của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam, bao gồm: thông tin về tổ chức phát hành cổ phần; thông tin về cổ phần phát hành; thông tin về danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần và số lượng cổ phần sở hữu, bao gồm cả số cổ phần đã bán cho nhà đầu tư chiến lược, tổ chức công đoàn và người lao động.
...
Như vậy, khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải quyết toán chi phí cổ phần hóa và kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt, đồng thời, nộp tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định.
Trong trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tiền thu sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần lần đầu thì phải nộp thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 148/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?