Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập nào theo quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp bảo hiểm có cần thiết lập hệ thống quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quản trị rủi ro như sau:
Quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nhằm xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo và kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về tổ chức quản trị rủi ro như sau:
Tổ chức quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
2. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng cơ cấu tổ chức của tuyến bảo vệ thứ hai, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành quy định nội bộ về quản trị rủi ro;
b) Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ ở tuyến bảo vệ thứ nhất nhận dạng và theo dõi các rủi ro trọng yếu phát sinh;
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
+ Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
+ Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
+ Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
Quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có khả năng xác định và lượng hóa rủi ro phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của các rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các tác động đến vốn, an toàn hoạt động và an toàn tài chính;
+ Quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động quản trị rủi ro và cơ cấu quản trị rủi ro;
+ Có chính sách quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch, trong đó xác định rõ các loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan phát sinh từ hoạt động kinh doanh, khẩu vị rủi ro và cách thức quản lý đối với từng loại rủi ro.
Chính sách quản trị rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thông qua;
+ Thiết lập đầy đủ các giới hạn chấp nhận rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các giới hạn chấp nhận rủi ro phải phù hợp với chính sách quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin;
+ Thiết lập đầy đủ các quy trình quản trị rủi ro, trong đó có quy trình giám sát, tiếp nhận và phản hồi kịp thời bất kỳ thay đổi rủi ro nào.
Lưu ý: Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro, trong đó đánh giá mức độ đầy đủ của quản trị rủi ro, khả năng thanh toán hiện tại và dự kiến trong tương lai với khung thời gian thống nhất với kế hoạch kinh doanh; xác định tổng thể các nguồn lực tài chính cần có để quản lý hoạt động kinh doanh trong khả năng chấp nhận rủi ro và các kế hoạch kinh doanh; kiểm tra sức chịu đựng và phân tích khả năng tiếp tục hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?