Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng nghiệp vụ phải được ai xác nhận theo quy định?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng nghiệp vụ phải được ai xác nhận?
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng để làm gì?
- Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng nghiệp vụ phải được ai xác nhận?
Theo khoản 1 Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, dự phòng nghiệp vụ được giải thích như sau:
Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
...
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng nghiệp vụ phải được ai xác nhận theo quy định? (Hình từ Internet)
Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
...
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 39 Nghị định này hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định này trước khi áp dụng.
Như vậy, theo quy định trên, dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài khoản dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ còn có 2 khoản dự phòng sau:
(1) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
(2) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Như vậy, phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như sau:
(1) Dự phòng phí chưa được hưởng:
- Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
- Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
(2) Dự phòng bồi thường:
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
(3) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?