Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ; vốn được cấp;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
g) Đầu tư ra nước ngoài, bao gồm việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi mức vốn điều lệ.
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn giảm vốn điều lệ, vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định này;
b) Sau khi giảm vốn điều lệ, vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm muốn giảm vốn điều lệ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Sau khi giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đối với công ty cổ phần.
Hồ sơ đề nghị giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giảm vốn điều lệ, vốn được cấp
...
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện;
c) Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp trong đó chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoàn thành việc giảm vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc giảm vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) theo phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận trong đó nêu rõ kết quả các chỉ tiêu tài chính sau khi hoàn thành việc giảm vốn;
b) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã hoàn tất việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã chuyển trả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đủ số vốn giảm (đối với trường hợp giảm vốn).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; Tải
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty đối với doanh nghiệp bảo hiểm về việc giảm vốn điều lệ trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương thức giảm vốn và thời gian thực hiện;
- Phương án giảm vốn điều lệ trong đó chứng minh được doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?