Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán trong trường hợp nào? Có những biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán có thể chủ động thực hiện các biện pháp khôi phục được hay không? Trường hợp doanh nghiệp không thể khôi phục khả năng thanh toán thì phải làm thế nào? Câu hỏi của anh Hào từ TP.HCM

Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguy cơ mất khả năng thanh toán như sau:

Nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán trong trường hợp nào? Có những biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán trong trường hợp nào? Có những biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bảo hiểm khôi phục khả năng thanh toán của mình như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về khôi phục khả năng thanh toán như sau:

Khôi phục khả năng thanh toán
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
...

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.

Các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm gồm:

- Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;

- Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;

- Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;

- Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

- Các biện pháp khác.

Trường hợp không thể khôi phục khả năng thanh toán thì doanh nghiệp bảo hiểm phải làm thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp không thể khôi phục khả năng thanh toán như sau:

Khôi phục khả năng thanh toán
...
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Dẫn chiếu Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán như sau:

Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán
1.Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận;
b) Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;
c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận;
h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm bị sáp nhập thì có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu giữ thông tin công khai về việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?
Pháp luật
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm có phải ký quỹ với ngân hàng không?
Pháp luật
Kết quả giám định tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc áp dụng với các bên trong bảo hiểm tài sản không?
Pháp luật
Khi kính chiếu hậu trên xe ô tô bị mất thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường không? Nếu có thì sẽ bồi thường bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm khoản thu lãi trên số tiền ký quỹ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
2,952 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào