Doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn chủ sở hữu để góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài?
- Hạn mức đầu tư tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài là bao nhiêu?
Doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài không?
Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức sau đây:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; mở văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;
b) Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài. Đây cũng là một hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn chủ sở hữu để góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn sau đây:
a) Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
b) Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
d) Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn của chủ sở hữu để góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài.
Tuy nhiên, phần vốn chủ sở hữu đó là phần vốn còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài không? (hình từ internet)
Hạn mức đầu tư tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hạn mức, hồ sơ, trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
2. Việc đầu tư ra nước ngoài từ phần vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện dưới các hình thức và hạn mức đầu tư như sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài: Không hạn chế;
b) Hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ: Không hạn chế;
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings: Tối đa 50% số tiền đầu tư ra nước ngoài;
Mua cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ niêm yết: Tối đa 15% số tiền đầu tư ra nước ngoài;
...
Như vậy, không hạn chế việc doanh nghiệp bảo hiểm góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài từ phần vốn chủ sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?