Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào? Bên mua bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi hợp đồng bảo hiểm nhóm khi nào?

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;

- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;

- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Bên mua bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi hợp đồng bảo hiểm nhóm khi nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Hợp đồng bảo hiểm nhóm
1. Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
2. Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm.
4. Người được bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng cho trường hợp chết của người được bảo hiểm.
5. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau đây:
a) Khi có ít nhất một người được bảo hiểm không còn là thành viên của nhóm;
b) Phí bảo hiểm tính cho từng người được bảo hiểm không được đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
6. Ngoài những nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này, hợp đồng bảo hiểm nhóm phải có các nội dung sau đây:
a) Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm;
b) Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.

Như vậy, bên mua bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau đây:

- Khi có ít nhất một người được bảo hiểm không còn là thành viên của nhóm;

- Phí bảo hiểm tính cho từng người được bảo hiểm không được đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm có phải là số tiền mà bên mua bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thỏa thuận không?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm theo quy định của Luật này.

Như vậy, có thể hiểu số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm theo quy định.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm?

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm được góp vốn thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài không?
Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ trong thời gian hoạt động tại Việt Nam không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có được hoạt động đại lý bảo hiểm hay không?
Pháp luật
Hồ sơ giảm vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam? Tải Mẫu Đơn đề nghị?
Pháp luật
Tải Mẫu Đơn đề nghị chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài muốn thu hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động mới nhất?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài? Tải Đơn đề nghị ở đâu?
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục tăng vốn được cấp đối với chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam? Mẫu Đơn đề nghị tăng vốn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
45 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào