Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn hay không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn hay không?
- Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường như thế nào?
- Khi có thiệt hại công trình trong thời gian xây dựng xảy ra thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm những tài liệu gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn hay không?
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn hay không, căn cứ theo điểm l khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
...
l) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
m) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
n) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định này).
o) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi công đúng.
p) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong trường hợp tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm khi công trình bị tổn thất do hiện tượng ăn mòn hay không? (Ảnh từ Internet)
Khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng thì bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, khi xảy ra tổn thất đối với công trình trong thời gian xây dựng, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
+ Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tổn thất đối với công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại Nghị định này.
+ + Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất.
++ Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo tổn thất công trình xây dựng, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất.
++ Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
+ Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.
+ Thông báo ngay cho cơ quan Công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
+ Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
+ Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
Khi có thiệt hại công trình trong thời gian xây dựng xảy ra thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm những tài liệu gì?
Khi có thiệt hại công trình trong thời gian xây dựng xảy ra thì hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm những tài liệu gì, căn cứ theo Điều 40 Nghị định 67/2023/NĐ-CP hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
+ Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
+ Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
++ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng trong trường hợp xảy ra sự cố công trình xây dựng (bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng hoặc bằng chứng chứng minh tổn thất của công trình xây dựng.
++ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại.
+ Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?