Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể chỉ định đào tạo viên là người nước ngoài để thực hiện đào tạo cơ bản hay không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể chỉ định đào tạo viên là người nước ngoài để thực hiện đào tạo cơ bản hay không?
- Chương trình đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp cấp bắt buộc bao gồm những nội dung về pháp luật không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm gì đối với hoạt động đào tạo cơ bản?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể chỉ định đào tạo viên là người nước ngoài để thực hiện đào tạo cơ bản hay không?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về đào tạo viên như sau:
"Điều 34. Đào tạo viên
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chỉ định Đào tạo viên để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình.
2. Điều kiện đối với Đào tạo viên:
a) Đã được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
3. Những trường hợp sau không đủ điều kiện trở thành Đào tạo viên:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức."
Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chỉ định những đối tượng là đào tạo viên đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình. Theo đó, một trong số những trường hợp không đủ điều kiện trở thành đào tạo viên là trường hợp người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Do đó, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật thì bạn của bạn nếu muốn thực hiện chương trình đào tạo cơ bản ở doanh nghiệp thì phải được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam và đáp ứng những điều kiện còn lại cụ thể như trên.
Chỉ định đào tạo viên là người nước ngoài
Chương trình đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp cấp bắt buộc bao gồm những nội dung về pháp luật không?
Chương trình đào tạo cơ bản dành cho người tham gia bán hàng đa cấp gồm những nội dung đào tạo cơ bản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
"2. Nội dung đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung sau:
a) Pháp luật về bán hàng đa cấp;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng;
d) Cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo.
3. Thời lượng đào tạo tối thiểu là 08 giờ."
Theo đó, pháp luật về bán hàng đa cấp là một trong những nội dung cơ bản về bán hàng đa cấp mà người tham gia bán hàng đa cấp bắt buộc phải được đào tạo.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm gì đối với hoạt động đào tạo cơ bản?
Đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp được quy định cụ thể tại Điều 32 Nghị định 40/2018/NĐ-CP gồm những nội dung sau:
"1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo chương trình đào tạo cơ bản đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không được thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm tham gia và nắm bắt đầy đủ các nội dung của chương trình đào tạo cơ bản.
3. Chỉ những người được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ định làm Đào tạo viên mới được thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
4. Chương trình đào tạo cơ bản có thể được thực hiện thông qua các phương thức đảm bảo khả năng tương tác trong quá trình đào tạo, bao gồm:
a) Đào tạo trực tiếp;
b) Đào tạo từ xa.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đánh giá mức độ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp và xác nhận bằng văn bản về việc hoàn thành nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp.
6. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm thời gian, cách thức, địa điểm (nếu có) và kết quả đào tạo.
7. Khi có thay đổi liên quan tới nội dung quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo bổ sung hoặc thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp qua trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi."
Như vậy, khi người tham gia bán hàng đa cấp được đào tạo cơ bản, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đánh giá mức độ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp và xác nhận bằng văn bản về việc hoàn thành nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp. Trên cơ sở đó, người tham gia bán hàng đa cấp mới có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?