Đoàn Hội thẩm quân nhân có số lượng thành viên là bao nhiêu? Trách nhiệm của Đoàn Hội thẩm quân nhân là gì?
Đoàn Hội thẩm quân nhân có số lượng thành viên là bao nhiêu?
Đoàn Hội thẩm quân nhân (Hình từ Internet)
Theo Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Tổ chức Đoàn Hội thẩm quân nhân
1. Đoàn Hội thẩm quân nhân bao gồm các Hội thẩm quân nhân được cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại Tòa án quân sự cấp quân khu, tại Tòa án quân sự khu vực.
2. Số lượng thành viên của Đoàn Hội thẩm quân nhân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án quân sự. Cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án quân sự không dưới 10 người và tối đa không quá 30 người.
3. Đoàn Hội thẩm quân nhân có Trưởng đoàn, 01 Phó Trưởng đoàn và các Hội thẩm quân nhân là thành viên.
Căn cứ trên quy định Đoàn Hội thẩm quân nhân bao gồm các Hội thẩm quân nhân được cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại Tòa án quân sự cấp quân khu, tại Tòa án quân sự khu vực.
Số lượng thành viên của Đoàn Hội thẩm quân nhân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án quân sự. Cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án quân sự không dưới 10 người và tối đa không quá 30 người.
Đoàn Hội thẩm quân nhân có Trưởng đoàn, 01 Phó Trưởng đoàn và các Hội thẩm quân nhân là thành viên.
Trách nhiệm của Đoàn Hội thẩm quân nhân là gì?
Theo Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm quân nhân
1. Tổ chức để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm quân nhân.
2. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm.
3. Tham gia ý kiến với Tòa án quân sự cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm khi có yêu cầu.
4. Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.
5. Phối hợp với Tòa án quân sự cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
6. Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
7. Kiến nghị với đơn vị nơi Hội thẩm công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
8. Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án quân sự cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Được cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
10. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự, Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp.
Căn cứ trên quy định Đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức để các Hội thẩm quân nhân trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm quân nhân.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm quân nhân.
- Tham gia ý kiến với Tòa án quân sự cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm quân nhân khi có yêu cầu.
- Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm quân nhân.
- Phối hợp với Tòa án quân sự cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm quân nhân.
- Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
- Kiến nghị với đơn vị nơi Hội thẩm quân nhân công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
- Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án quân sự cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được cung cấp các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm quân nhân và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự, Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp.
Đoàn Hội thẩm quân nhân có mối quan hệ thế nào với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương?
Theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Mối quan hệ giữa Đoàn Hội thẩm quân nhân với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương
1. Đoàn Hội thẩm quân nhân thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và Tòa án quân sự cùng cấp.
2. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu, Đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương về hoạt động của Đoàn Hội thẩm quân nhân.
Căn cứ trên quy định mối quan hệ giữa Đoàn Hội thẩm quân nhân với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương như sau:
- Đoàn Hội thẩm quân nhân thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và Tòa án quân sự cùng cấp.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu, Đoàn Hội thẩm quân nhân có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương về hoạt động của Đoàn Hội thẩm quân nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?