Đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh có được sử dụng con dấu không? Trường hợp cần bổ sung nội dung giám sát thì trưởng đoàn phải báo cáo với ai?
Đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh có được sử dụng con dấu không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy trình giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 89-QĐ/TW năm 2022 như sau:
I- BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Thành lập đoàn giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát:
- Cơ quan, đơn vị giúp việc cấp uỷ căn cứ chương trình, kế hoạch giám sát của cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ hoặc nhiệm vụ cấp trên giao để tham mưu cấp uỷ quyết định thành lập đoàn giám sát tổ chức đảng, đảng viên (sau đây gọi là đối tượng giám sát); kế hoạch giám sát.
- Thường trực cấp uỷ ký, ban hành quyết định, kế hoạch giám sát. Trưởng đoàn giám sát là cấp uỷ viên do ban thường vụ phân công, nơi không có ban thường vụ thì do cấp uỷ phân công (đối với cấp cơ sở và tương đương: Trưởng đoàn có thể là lãnh đạo các đơn vị hoặc đảng viên được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cấp uỷ). Căn cứ tính chất, nội dung, quy mô giám sát để xác định số lượng thành viên cho phù hợp.
Kế hoạch giám sát xác định rõ về nội dung, mốc thời gian giám sát; thời gian làm việc, phương pháp tiến hành... Trong đó: Mốc thời gian giám sát không nên quá 3 năm gần nhất; thời gian giám sát đối với cấp tỉnh và tương đương không quá 60 ngày; cấp huyện và tương đương không quá 45 ngày; cấp cơ sở không quá 30 ngày.
Trường hợp cần thiết, chủ thể giám sát có thể quyết định gia hạn thời gian giám sát nhưng không quá 1/3 thời gian giám sát đối với từng cấp theo quy định.
Đoàn giám sát được sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh được quyền sử dụng con dấu của cấp uỷ để thực hiện nhiệm vụ.
Đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh có được sử dụng con dấu không? Trường hợp cần bổ sung nội dung giám sát thì trưởng đoàn phải báo cáo với ai? (Hình từ Internet)
Trường hợp cần bổ sung nội dung giám sát chuyên đề thì trưởng đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh phải báo cáo với ai?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Quy trình giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 89-QĐ/TW năm 2022 có quy định như sau:
II- BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đoàn giám sát hoặc đại diện đoàn giám sát triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, thống nhất lịch làm việc với đối tượng giám sát và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên. Yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp các hồ sơ, tài liệu; các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
Căn cứ tình hình thực tiễn, việc triển khai quyết định và kế hoạch kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc gửi văn bản.
2. Đối tượng giám sát báo cáo bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ (qua đoàn giám sát).
3. Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu nhận được; trường hợp cần thiết thì làm việc với đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh những nội dung cần làm rõ.
Trong quá trình giám sát nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên đoàn hoặc giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì trưởng đoàn báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định. Những nội dung cần yêu cầu đối tượng giám sát giải trình, bổ sung, làm rõ (nếu có) thì trao đổi bằng văn bản.
- Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
...
Như vậy, trường hợp cần bổ sung nội dung giám sát chuyên đề trong quá trình giám sát thì trưởng đoàn giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh báo cáo ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, quyết định.
Quy trình kết thúc giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh như thế nào?
Căn cứ Mục III Quy trình giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 89-QĐ/TW năm 2022 thì quy trình kết thúc giám sát chuyên đề của cấp ủy tỉnh như sau:
(1) Tổ chức hội nghị ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận:
- Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát (nếu thuộc thẩm quyền cấp uỷ kết luận thì ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo trước khi đoàn giám sát trình cấp uỷ), trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đề xuất, kiến nghị.
- Ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ xem xét, kết luận, trường hợp kết luận đối tượng giám sát có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
(2) Đoàn giám sát hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát, phối hợp với văn phòng cấp uỷ dự thảo thông báo kết luận, trình thường trực cấp uỷ ký, ban hành.
(3) Đại diện ban thường vụ cấp uỷ thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Căn cứ tình hình thực tiễn, việc thông báo kết luận giám sát có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi văn bản.
(4) Đoàn giám sát họp rút kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất với cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ (nếu có); hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho văn phòng cấp uỷ lưu trữ theo quy định.
(5) Giao uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cùng cấp và đồng chí cấp uỷ viên theo dõi địa bàn, lĩnh vực đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện kết luận giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?