Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được quy định như thế nào? Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ như thế nào?
Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về trang bị đồ chơi trong nhà trường như sau:
Quy định về trang bị đồ chơi trong nhà trường
1. Danh mục đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc trang bị, tự làm đồ chơi trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dễ khai thác sử dụng, tránh lãng phí. Không trang bị đồ chơi cho những phòng học, khu vực sân chơi không đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản đồ chơi.
3. Đồ chơi được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại các Điều 4, Điều 7 của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời có nhãn hàng hóa bắt buộc, thể hiện các nội dung sau:
a) Các đồ chơi sản xuất trong nước trên sản phẩm phải có nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa như tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; thành phần; thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn; hướng dẫn sử dụng; hạn sử dụng; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
b) Các đồ chơi nhập khẩu mà nhãn hàng hóa trên sản phẩm chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này thì phải có thêm nhãn phụ thể hiện đầy đủ những nội dung theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong nhà trường được quy định như trên.
Đồ chơi trẻ em (Hình từ Internet)
Đồ chơi trẻ em trong nhà trường được đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về tính an toàn tính giáo dục và thẩm mỹ của đồ chơi như sau:
Tính an toàn, tính giáo dục và thẩm mỹ của đồ chơi
1. Tính an toàn của đồ chơi
Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải đảm bảo an toàn khi sử dụng theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”.
2. Tính giáo dục và tính thẩm mỹ của đồ chơi
a) Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và quan hệ xã hội;
b) Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không mang tư tưởng bạo lực; phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và phát triển trí tuệ của trẻ em.
3. Các đồ chơi bị cấm lưu thông trên thị trường theo quy định tại các văn bản hiện hành của nhà nước thì không được trang bị, sử dụng trong nhà trường.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em trong nhà trường được đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ như sau:
- Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và quan hệ xã hội;
- Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không mang tư tưởng bạo lực; phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và phát triển trí tuệ của trẻ em.
Đồ chơi trẻ em bằng cách tự làm để sử dụng trong nhà trường thì được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 16/2011/TT-BGDĐT, có quy định về đồ chơi trẻ tự làm trong nhà trường như sau:
Đồ chơi tự làm trong nhà trường
1. Nhà trường tạo điều kiện và động viên, khuyến khích các hoạt động tự làm đồ chơi của giáo viên và học sinh; phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội.
2. Đồ chơi tự làm trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ nội dung chương trình giáo dục theo từng cấp học; Khuyến khích các đồ chơi dân gian, đồ chơi phát triển trí tuệ.
3. Đồ chơi tự làm được sử dụng trong nhà trường phải tuân thủ các điều kiện về tính an toàn, tính giáo dục và tính thẩm mỹ được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Quá trình thiết kế, chế tạo, sử dụng và bảo quản đồ chơi tự làm phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn đồ chơi trẻ em để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi trẻ em bằng cách tự làm để sử dụng trong nhà trường thì được quy định như sau:
- Nhà trường tạo điều kiện và động viên, khuyến khích các hoạt động tự làm đồ chơi của giáo viên và học sinh; phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội
- Đồ chơi tự làm trong nhà trường nhằm mục đích phục vụ nội dung chương trình giáo dục theo từng cấp học; Khuyến khích các đồ chơi dân gian, đồ chơi phát triển trí tuệ
- Đồ chơi tự làm được sử dụng trong nhà trường phải tuân thủ các điều kiện về tính an toàn, tính giáo dục và tính thẩm mỹ được quy định tại Điều 4 của Thông tư này
- Quá trình thiết kế, chế tạo, sử dụng và bảo quản đồ chơi tự làm phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn đồ chơi trẻ em để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?