Định nghĩa về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định như thế nào?
- Định nghĩa về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định như thế nào?
- Tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Định nghĩa về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định như thế nào?
Định nghĩa về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2019/TT-NHNN.
Theo đó, tài khoản kế toán 301 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên giá. Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô là những tài sản có hình thái vật chất do tổ chức tài chính vi mô nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Những tài sản cố định có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn sau đây:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
+ Có giá trị theo quy định hiện hành.
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó.
Tuy nhiên do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định ở trên thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Như vậy, tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định như trên.
Định nghĩa về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô theo nguyên tắc kế toán đối với tài khoản kế toán 301 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 301- Tài sản cố định hữu hình
...
2. Tài khoản 301 có các tài khoản cấp 2 sau:
3011- Nhà cửa, vật kiến trúc
3012- Máy móc, thiết bị
3013- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
3014- Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019- Tài sản cố định hữu hình khác
...
Như vậy, tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 sau:
3011 - Nhà cửa, vật kiến trúc
3012 - Máy móc, thiết bị
3013 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
3014 - Thiết bị, dụng cụ quản lý
3019 - Tài sản cố định hữu hình khác
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 301- Tài sản cố định hữu hình
...
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 301:
Bên Nợ: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên Có: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ hữu hình.
Như vậy, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về tài sản cố định hữu hình của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Bên Nợ:
- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài sản cố định do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.
Bên Có:
- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,...
- Nguyên giá của tài sản cố định giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản cố định hữu hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?