Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào?
- Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào?
- Phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương có được tính để hưởng BHYT không?
- Việc bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương do ai quy định?
Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
1. Mức 15%: áp dụng đối với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
2. Mức 10%: áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; trợ lý thi hành án hình sự, Thẩm tra viên và Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 và 2 mục này, được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Theo quy định hiện nay thì mức phụ cấp đặc thù áp dụng đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương là 15% được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương có được tính để hưởng BHYT không?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
III. CÁCH TÍNH TRẢ.
...
2. Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội không được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại Thông tư này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng; đối tượng thuộc đơn vị nào do đơn vị đó chi trả và hạch toán vào mục 102, tiểu mục 08, ngành tương ứng trong mục lục ngân sách Nhà nước áp dụng trong quân đội.
Theo đó, phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương không được tính để hưởng bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Mức phụ cấp đặc thù áp dụng đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương được hưởng phụ cấp đặc thù thế nào? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương do ai quy định?
Theo Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc.
4. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Theo quy định việc bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?