Điều tra viên được quyền tự mình tiến hành các hoạt động điều tra trong cơ quan điều tra hay không?
Điều tra viên được quyền tự mình tiến hành hoạt động điều tra trong cơ quan điều tra hay không?
Theo quy định tại Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được nêu cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
1. Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.
3. Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;
b) Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
c) Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
4. Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Theo đó, Điều tra viên khi tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra phải tuân thủ theo sự phân công, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
Đồng thời, phải đảm bảo chấp hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công điều tra vụ án hình sự.
Do đó, Điều tra viên không được phép tự mình chủ động tiến hành hoạt động điều tra mà phải tiến hành theo phân công cũng như theo đúng quy định của pháp luật về giới hạn chức năng, nhiệm vụ.
Điều tra viên được quyền tự mình tiến hành các hoạt động điều tra trong cơ quan điều tra hay không?
Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có thẩm quyền ra quyết định thay đổi Điều tra viên hay không?
Tại Điều 52 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng cũng như Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết công tác điều tra hình sự của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng và Cơ quan Điều tra cấp dưới;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới;
d) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ Điều tra trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Khi Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy nhiệm.
2. Khi Điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Căn cứ theo quy định trên, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có quyền quyết định việc thay đổi Điều tra viên.
Trường hợp Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng.
Có thể bổ nhiệm Điều tra viên lên làm Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hay không?
Tại Điều 57 Luật Tổ chức cơ quan điều tra 2015 quy định liên quan đến việc bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan Điều tra cụ thể như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
1. Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động Điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, trường hợp xét thấy Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động Điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
Việc bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan Điều tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?