Điều tra ổ dịch động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc nào? Ai có trách nhiệm điều tra ổ dịch động vật thủy sản?

Tôi muốn hỏi điều tra ổ dịch động vật thủy sản bao gồm những nội dung nào? Điều tra ổ dịch động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc nào? Ai có trách nhiệm điều tra ổ dịch động vật thủy sản? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Nga - Long An.

Điều tra ổ dịch động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều tra ổ dịch
1. Nguyên tắc Điều tra ổ dịch:
a) Điều tra ổ dịch chỉ được thực hiện đối với: ổ dịch bệnh mới xuất hiện; ổ dịch bệnh thuộc Danh Mục bệnh phải công bố dịch xảy ra ở phạm vi rộng, làm chết nhiều động vật thủy sản; khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ cơ sở nuôi;
b) Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 (một) ngày đối với vùng đồng bằng và 02 (hai) ngày đối vùng sâu, vùng xa kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi Tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời;
d) Trước khi Điều tra phải thu thập đầy đủ thông tin về môi trường nuôi, dịch bệnh; nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất cần thiết cho Điều tra ổ dịch; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết và các trang thiết bị bảo hộ; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin.

Như vậy, nguyên tắc điều tra ổ dịch động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc sau đây:

- Điều tra ổ dịch chỉ được thực hiện đối với: ổ dịch bệnh mới xuất hiện; ổ dịch bệnh thuộc Danh Mục bệnh phải công bố dịch xảy ra ở phạm vi rộng, làm chết nhiều động vật thủy sản; khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ cơ sở nuôi;

- Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 (một) ngày đối với vùng đồng bằng và 02 (hai) ngày đối vùng sâu, vùng xa kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh;

- Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi Tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời;

- Trước khi Điều tra phải thu thập đầy đủ thông tin về môi trường nuôi, dịch bệnh; nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất cần thiết cho Điều tra ổ dịch; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết và các trang thiết bị bảo hộ; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin.

Điều tra ổ dịch động vật thủy sản

Điều tra ổ dịch động vật thủy sản

Điều tra ổ dịch động vật thủy sản bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:

Điều tra ổ dịch
...
2. Nội dung Điều tra ổ dịch:
a) Thu thập thông tin ban đầu về các chỉ tiêu quan trắc môi trường ở thời Điểm trước và trong thời gian xảy ra dịch bệnh; ổ dịch, xác định các đặc Điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;
b) Điều tra và cập nhật thông tin về ổ dịch tại cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; các chỉ tiêu, biến động môi trường (nếu có); kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh; diện tích (hoặc số lượng) động vật thủy sản mắc bệnh, độ sâu mực nước nuôi, diện tích (hoặc số lượng) thả nuôi; thức ăn, thuốc, hóa chất đã được sử dụng; hình thức nuôi, quan sát diễn biến tại nơi có dịch bệnh động vật thủy sản; nguồn gốc con giống, kết quả xét nghiệm, kiểm dịch trước khi thả nuôi;
c) Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa Điểm, động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;
d) Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ; lấy mẫu kiểm tra bệnh khi cần thiết để xét nghiệm xác định mầm bệnh;
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;
e) Báo cáo kết quả Điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo đó, điều tra ổ dịch động vật thủy sản bao gồm những nội dung nêu trên.

Điều tra ổ dịch động vật thủy sản thuộc trách nhiệm của ai?

Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều tra ổ dịch
...
3. Trách nhiệm Điều tra ổ dịch:
a) Nhân viên thú y xã có trách nhiệm đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để xác minh thông tin và báo cáo theo biểu mẫu; đồng thời báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này; hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm xác định mầm bệnh;
b) Trạm Thú y cử cán bộ đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để hướng dẫn xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, xác minh nguồn gốc dịch bệnh và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của Trạm Thú y, Trạm phải báo cáo ngay cho Chi cục;
c) Chi cục Thú y thực hiện Điều tra theo nguyên tắc và nội dung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của Chi cục, Chi cục báo cáo ngay cho Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y;
d) Cơ quan Thú y vùng hướng dẫn, hỗ trợ Chi cục Thú y thực hiện Điều tra ổ dịch;
đ) Cục Thú y chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc Điều tra ổ dịch của Chi cục Thú y. Trong trường hợp Chi cục Thú y cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc triển khai các bước Điều tra ổ dịch chưa đạt yêu cầu hoặc ổ dịch có diễn biến phức tạp, Cục Thú y tiến hành Điều tra ổ dịch.

Như vậy, nhân viên thú y xã, Trạm Thú y, Chi cục Thú y, Cơ quan Thú y và Cục Thú y có trách nhiệm điều tra ổ dịch động vật thủy sản.

Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Pháp luật
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thế nào? Được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm những gì? Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản do ai ban hành?
Pháp luật
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?
Pháp luật
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Pháp luật
Để kiểm dịch thịt thăn heo tươi trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh thì lấy mẫu với khối lượng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch động vật
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,449 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào