Điều tra ổ dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo những bước nào? Trước khi xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm cần chuẩn bị những thứ gì?
Khi chưa có ổ dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện thì cơ quan có trách nhiệm phòng bệnh như thế nào?
Điều tra ổ dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo những bước nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Phòng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm
Khi chưa có ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công thực hiện các hoạt động dự phòng chủ động như sau:
1. Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Đánh giá và dự báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Kiểm soát nguy cơ.
4. Kiểm tra, giám sát.
Theo đó, khi chưa có ổ dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công thực hiện các hoạt động dự phòng chủ động như sau:
- Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Đánh giá và dự báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm.
- Kiểm soát nguy cơ.
- Kiểm tra, giám sát.
Điều tra ổ dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo những bước nào?
Theo Điều 9 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Trình tự các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm có thể linh hoạt tùy theo tính chất ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
1. Chuẩn bị điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Xác minh chẩn đoán.
3. Khẳng định sự tồn tại của ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Định nghĩa trường hợp bệnh, căn cứ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm để xác định người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh và trường hợp mắc bệnh đầu tiên.
5. Tiến hành mô tả ổ dịch theo 3 yếu tố thời gian, địa điểm và con người.
6. Xây dựng giả thuyết về ổ dịch, dịch, nguồn lây và tác nhân, phương thức, đường lây truyền, yếu tố trung gian truyền bệnh hoặc véc tơ, sự phơi nhiễm, các yếu tố nguy cơ.
7. Đánh giá và kiểm định giả thuyết.
8. Hoàn thiện giả thuyết và thực hiện nghiên cứu bổ sung.
9. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
10. Thông báo kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, công tác điều tra ổ dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo 10 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Bước 2: Xác minh chẩn đoán.
Bước 3: Khẳng định sự tồn tại của ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Bước 4: Định nghĩa trường hợp bệnh, căn cứ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm để xác định người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh và trường hợp mắc bệnh đầu tiên.
Bước 5: Tiến hành mô tả ổ dịch theo 3 yếu tố thời gian, địa điểm và con người.
Bước 6: Xây dựng giả thuyết về ổ dịch, dịch, nguồn lây và tác nhân, phương thức, đường lây truyền,:yếu tố trung gian truyền bệnh hoặc véc tơ, sự phơi nhiễm, các yếu tố nguy cơ.
Bước 7: Đánh giá và kiểm định giả thuyết.
Bước 8: Hoàn thiện giả thuyết và thực hiện nghiên cứu bổ sung.
Bước 9: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
Bước 10: Thông báo kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Trước khi xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm cần chuẩn bị những thứ gì?
Theo Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Khi có ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, chuẩn bị và tiến hành xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
1. Chuẩn bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
a) Nhân lực;
b) Đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch (nếu cần): xác định tuyến sẽ hỗ trợ, cơ sở, phương thức, thời gian, nội dung hỗ trợ của tuyến trên và liên ngành;
c) Thuốc, vắc xin, hoá chất, sinh phẩm, vật tư thu thập đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm; trang thiết bị cấp cứu và các dụng cụ y tế khác;
d) Chuẩn bị điều kiện đảm bảo phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng, chống dịch và người tiếp xúc;
đ) Dự toán kinh phí cho điều tra và các hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Dựa trên kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm để lựa chọn các biện pháp xử lý dịch, ổ dịch sau:
a) Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;
b) Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;
c) Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;
d) Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;
đ) Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, trước khi tiến hành xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, chuẩn bị như sau:
- Nhân lực;
- Đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch (nếu cần): xác định tuyến sẽ hỗ trợ, cơ sở, phương thức, thời gian, nội dung hỗ trợ của tuyến trên và liên ngành;
- Thuốc, vắc xin, hoá chất, sinh phẩm, vật tư thu thập đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm; trang thiết bị cấp cứu và các dụng cụ y tế khác;
- Chuẩn bị điều kiện đảm bảo phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng, chống dịch và người tiếp xúc;
- Dự toán kinh phí cho điều tra và các hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?