Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?

Cho tôi hỏi về việc điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ? Nội dung và phương pháp để thực hiện nhiệm vụ điều tra dạng hệ sinh thái rừng là gì? Câu hỏi của chị Quỳnh Phí (Đồng Nai).

Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?

Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề như sau:

Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.

Theo đó điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề.

Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng

Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng (Hình từ Internet)

Điều tra rừng theo chu kỳ gồm các nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định rheo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.

Nội dung và phương pháp để thực hiện nhiệm vụ điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là gì?

Tại Điều 18 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:

Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
1. Nội dung điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người;
c) Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.
2. Phương pháp điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Thông tư này để xác định các kiểu thảm thực vật rừng;
b) Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thành quả điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng:
a) Bản đồ hệ sinh thái rừng thể hiện ranh giới phân bố các kiểu thảm thực vật sinh thái phát sinh theo quy định của pháp luật về bản đồ;
b) Báo cáo thuyết minh đa dạng hệ sinh thái rừng.

Theo đó nội dung của điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng gồm:

- Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng;

- Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người;

- Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.

Việc điều tra hệ sinh thái rừng được thực hiện theo phương pháp như sau:

- Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT để xác định các kiểu thảm thực vật rừng;

- Sử dụng ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc trưng sau:

+ Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng

+ Cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.

Điều tra rừng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Điều tra rừng
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có mấy nội dụng điều tra rừng? Tổ chức điều tra rừng được thực hiện như thế nào? Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm việc điều tra lâm sản ngoài gỗ không? Việc điều tra lâm sản ngoài gỗ bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm hoạt động điều tra đa dạng thực vật rừng không?
Pháp luật
Công tác chuẩn bị cho quá trình điều tra diện tích rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong nhiệm vụ điều tra rừng có các loại lâm sản nào ngoài gỗ được điều tra? Việc điều tra được thực hiện theo phương pháp thế nào?
Pháp luật
Điều tra tái sinh rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay không? Hay sẽ thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ?
Pháp luật
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?
Pháp luật
Khi điều tra cấu trúc rừng là điều tra về những nội dung gì? Điều tra bằng những phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra rừng
2,500 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra rừng Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra rừng Xem toàn bộ văn bản về Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào