Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý chỉ cần có trình độ cử nhân luật trở lên phải không?
- Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý chỉ cần có trình độ cử nhân luật trở lên phải không?
- Trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý thì có cần văn bản đề nghị bổ nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp hay không?
- Khi chuyển công tác khác thì trợ giúp viên pháp lý có bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ hay không?
Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý chỉ cần có trình độ cử nhân luật trở lên phải không?
Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý thì Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ các tiêu chuẩn sau đây sẽ có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư;
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, để trở thành trợ giúp viên pháp lý thì không chỉ có trình độ cử nhân luật mà còn phải đáp ứng tất cả các tiêu chí được nêu ở trên.
Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý chỉ cần có trình độ cử nhân luật trở lên phải không? (Hình từ internet)
Trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý thì có cần văn bản đề nghị bổ nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp hay không?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
...
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
b) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
d) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
e) Giấy chứng nhận sức khỏe.
...
Theo quy định của pháp luật về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm những giấy tờ như sau:
- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý thì văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý là một trong những giấy tờ cần phải có.
Khi chuyển công tác khác thì trợ giúp viên pháp lý có bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ hay không?
Khi chuyển công tác khác thì trợ giúp viên pháp lý có bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ được quy định tại Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;
e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi trợ giúp viên pháp lý chuyển công tác khác sẽ là một trong những trường hợp bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?