Điều kiện để mở hiệu thuốc tây? Hiệu thuốc tây có những trách nhiệm gì trong hoạt động cảnh giác dược?
Điều kiện để mở hiệu thuốc tây?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về hiệu thuốc tây. Tuy nhiên có thể hiểu hiệu thuốc tây là một cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016 "Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền"
Hiệu thuốc tây có 02 dạng chính là nhà thuốc và quầy thuốc. Nhà thuốc là cơ sở bán lẻ thuốc có quy mô lớn và được mở tại tất cả các địa bàn. Quầy thuốc có quy mô nhỏ hơn và thường được mở tại các khu vực nông thôn, ngoại thành.
Điều kiện để mở hiệu thuốc tây được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016 như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:
...
d) Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 của Luật này;
...
Đồng thời theo khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Điều kiện
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
...
Từ những quy định trên, có thể thấy để mở hiệu thuốc tây thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Hiệu thuốc tây phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
(2) Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược:
- Đối với nhà thuốc:
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ).
+ Có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
- Đối với quầy thuốc:
+ Phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau: Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ); Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.
+ Có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Hiệu thuốc tây (Hình từ Internet)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của hiệu thuốc tây được vắng mặt tại hiệu thuốc không?
Việc người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của hiệu thuốc tây được vắng mặt tại hiệu thuốc không, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Dược 2016 như sau:
Nghĩa vụ của người hành nghề dược
1. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
3. Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.
4. Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
5. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
6. Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
7. Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Theo quy định trên, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của hiệu thuốc tây phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của hiệu thuốc.
Người này có thể vắng mặt tại hiệu thuộc nếu đã ủy quyền cho người có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp khi vắng mặt để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
Hiệu thuốc tây có những trách nhiệm gì trong hoạt động cảnh giác dược?
Căn cứ khoản 4 Điều 77 Luật Dược 2016, trong hoạt động cảnh giác dược, hiệu thuốc tây có những trách nhiệm sau:
(1) Tư vấn trong phạm vi chuyên môn cho người sử dụng thuốc về các biện pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
(2) Thu thập, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin về dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?