Điều kiện để lập Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Nội dung Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm những gì?
Nội dung Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
...
3. Nội dung Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Tên của khu kinh tế;
b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu kinh tế.
...
Như vậy, nội dung Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Tên của khu kinh tế;
- Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu kinh tế.
Điều kiện để lập Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để lập Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Việc lập Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện được quy định theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
...
4. Việc lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt;
b) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu, từ 5.000 ha trở lên đối với khu kinh tế chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
c) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.
...
Như vậy, việc lập Danh mục các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh;
Có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu;
- Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế cửa khẩu và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
- Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
- Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.
Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh là cơ sở để làm gì?
Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh theo quy định theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 35/2022/NĐ-CP là cơ sở để:
- Thành lập, mở rộng khu kinh tế;
- Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
- Tổ chức lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục vụ sự phát triển của khu kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?