Điều kiện để học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ là gì?
Điều kiện để học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX quy định về việc kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp như sau:
Kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ
1. Thể lệ kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ
a) Điều kiện dự kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ: Người học được dự kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ khi có đủ điều kiện sau:
- Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun, tín chỉ được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun, tín chỉ.
- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Trường hợp người học bị ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ, phải viết đơn xin phép gửi cơ sở đào tạo sơ cấp trong thời hạn không quá một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường hoặc cơ quan y tế cấp xã trở lên nhưng phải đảm bảo tham dự lớp học đủ thời gian theo quy định tại điểm này.
...
Theo đó, người học tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun, tín chỉ được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun, tín chỉ.
- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên.
Cách chấm và tính điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ của các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Theo điểm c khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX thì việc chấm và tính điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện như sau:
- Mỗi bài kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ phải do giáo viên chấm điểm và phải ký tên vào bài kiểm tra, phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm. Việc chấm điểm bài kiểm tra viết tự luận, chấm điểm vấn đáp, thực hành phải thực hiện trên phiếu chấm thi do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định.
- Điểm kiểm tra là điểm trung bình cộng của các giáo viên chấm. Trường hợp điểm của các giáo viên chấm đối với một bài kiểm tra có sự chênh lệch trên 1,0 điểm (theo thang điểm 10) thì phải tổ chức xem xét hoặc chấm lại.
Trường hợp chấm lại vẫn không thống nhất được điểm thì trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét, quyết định cuối cùng về cho điểm đối với bài kiểm tra đó. Bài kiểm tra được chấm thông qua máy, phần mềm chuyên dụng và việc chấm phúc khảo do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và tổ chức thực hiện.
- Đối với người học không đủ điều kiện dự kiểm tra hoặc vắng mặt buổi kiểm tra không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 cho lần kiểm tra đó; trường hợp có lý do chính đáng thì chưa tính điểm kiểm tra.
Kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ
Học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp phải học và kiểm tra lại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBX thì học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp phải học và kiểm tra lại mô - đun, tín chỉ chưa đạt yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không đủ điều kiện dự kiểm tra lần đầu;
- Đã hết số lần (02 lần) dự kiểm tra kết thúc mô - đun, tín chỉ, nhưng điểm mô - đun, tín chỉ chưa đạt yêu cầu.
Lưu ý:
- Học sinh thuộc diện phải học và kiểm tra lại không được bảo lưu điểm, thời gian học tập của mô - đun, tín chỉ lần học trước và phải bảo đảm các điều kiện dự kiểm tra sau:
+ Tham dự ít nhất 70% thời gian lên lớp lý thuyết, 80% giờ thực hành, thực tập và các yêu cầu của mô - đun, tín chỉ được quy định trong đề cương chi tiết của mô - đun, tín chỉ.
+ Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên.
- Trường hợp không còn mô - đun, tín chỉ do điều chỉnh chương trình thì người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quyết định chọn mô - đun, tín chỉ khác thay thế trên cơ sở phù hợp với mục tiêu của nghề đào tạo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môi giới hối lộ trong khu vực nhà nước được hiểu ra sao? Công tác kiểm tra hành vi môi giới hối lộ quy định thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những đơn vị nào theo Nghị định 35?
- Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập với nhau trong bản đồ Việt Nam sau sáp nhập theo Thông tư 28 sắp xếp theo 6 vùng kinh tế nào?
- Sáp nhập tỉnh: Tiền Giang và Đồng Tháp có tổng diện tích là bao nhiêu? Việc sáp nhập tỉnh có cần phải phù hợp về truyền thống lịch sử văn hóa không?
- Gợi ý quà tặng tốt nghiệp đại học cho nữ? Gợi ý 15 món quà tặng tốt nghiệp đại học ý nghĩa nhất?