Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động là gì? Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện thì bị xử phạt thế nào?
Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động là gì?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, khoản 15 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì điều kiện bán lẻ thuốc lưu động gồm:
(1) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thuốc.
- Cơ sở bán buôn thuốc.
- Cơ sở bán lẻ thuốc.
- Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(2) Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại (1) và có một trong các văn bằng chuyên môn sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (Bằng dược sỹ).
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa.
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược.
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y.
- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền.
- Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược.
(3) Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.
(4) Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.
Bán lẻ thuốc lưu động (Hình từ Internet)
Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 53 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cơ sở kinh doanh dược và điều kiện kinh doanh dược
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời cơ sở này còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động nhưng không đáp ứng điều kiện là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?