Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư và từng hộ gia đình có gì khác nhau?
Khu dân cư cần đáp ứng những yêu cầu gì về công tác phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư cụ thể như sau:
"Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động."
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định công tác phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện an toàn cụ thể như sau:
- Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, cụ thể:
"Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy."
- Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
- Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Có thể thấy, đối với khu dân cư và từng hộ gia đình, yêu cầu về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy được quy định khác nhau, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư và từng hộ gia đình có gì khác nhau? (Hình từ Internet)
Lượng nước dự trữ chữa cháy khi thực hiện phòng cháy và chữa cháy được xác định dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại tiểu mục 10.27 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế, việc xác định lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể chứa và trên đài nước được thực hiện dựa trên căn cứ vào tiêu chuẩn lượng nước chữa cháy, số đám cháy trong cùng một lúc, thời gian dập tắt đám cháy và lượng nước bổ sung trong thời gian chữa cháy.
"Khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa.
Chú thích:
1) Có thể thiết kế nước dự trữ chữa cháy chung với nước sinh hoạt, sản xuất nhưng phải có biện pháp khống chế việc dùng nước dự trữ chữa cháy vào các nhu cầu khác;
2) Khi tính thể tích của bể nước dự trữ chữa cháy, cho phép tính lượng nước bổ sung liên tục vào bể, ngay cả trong khoảng thời gian dập tắt đám cháy là ba giờ;
3) Trong trường hợp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ các hồ chứa nước, hoặc các trụ nước, mà bên trong nhà cần có hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải đảm bảo lượng nước dùng trong một giờ, cho một họng chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác."
Như vậy, khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa. Việc thiết kế và sử dụng nước dự trữ chữa cháy được thực hiện cụ thể theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?