Điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 6km/h so với mức tốc độ cho phép khi tham gia giao thông thì mức xử phạt như thế nào?
- Tài xế được phép điều khiển xe ô tô tải với mức tốc độ tối đa là bao nhiêu?
- Điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 6km/h so với mức tốc độ cho phép khi tham gia giao thông thì mức xử phạt như thế nào?
- Trường hợp Giấy phép lái xe đã hết hạn mà tài xế vẫn điều khiển xe ô tô tải tham gia giao thông thì bị xử phạt ra sao?
Tài xế được phép điều khiển xe ô tô tải với mức tốc độ tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 và Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ cho xe cơ giới như sau:
"Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư
Theo đó, nếu điều khiển xe ô tô tải trong khu vực đông dân cư thì xe ô tô tải được phép chạy tối đa 60km/h khi ở đường một chiều và 50km/h nếu là đường hai chiều. Trường hợp đang tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư thì tài xế được phép chạy tối đa 80km/h khi ở đường một chiều và 70km/h khi ở đường hai chiều.
Điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 6km/h so với mức tốc độ cho phép khi tham gia giao thông thì mức xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h”
Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe ô tô tải vượt quá tốc độ 6 km/h so với mức tốc độ cho phép thì bạn sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ
Trường hợp Giấy phép lái xe đã hết hạn mà tài xế vẫn điều khiển xe ô tô tải tham gia giao thông thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng."
Như vậy, căn cứ theo quy định này, trong trường hợp của bạn bạn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nhưng phép lái xe đã hết hạn 02 ngày thì sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
Như vậy,căn cứ theo quy định này, trong trường hợp của bạn giấy phép lái xe đã hết hạn 02 ngày sẽ không bị tạm giữ phương tiện giao thông 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó việc công ty giao xe cho bạn mà không kiểm tra việc Giấy phép lái xe của bạn còn hạn hay không được xem như giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, trường hợp này công ty sẽ bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng căn cứ điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ quy định như sau:
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?