Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở có bị tạm giữ phương tiện hay không?
- Pháp luật nghiêm cấm điều khiển xe tham gia giao thông khi đã sử dụng thức uống có cồn đúng không?
- Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở có bị tạm giữ phương tiện hay không?
- Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật nghiêm cấm điều khiển xe tham gia giao thông khi đã sử dụng thức uống có cồn đúng không?
Theo khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi điều khiển xe tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở có bị tạm giữ phương tiện hay không? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
Theo quy định trên, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
Như vậy, cảnh sát giao thông được quyền tạm giữ phương tiện đối với tài xế xe ô tô trước khi ra quyết định xử phạt theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Điều khiển xe ô tô khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
b) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
Theo đó, tài xế xe ô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu đều khiển xe khi hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?