Điều khiển ô tô vượt xe bên phải bị phạt bao nhiêu tiền? Khi nào thì được phép vượt xe bên phải?
Người điều khiển ô tô được phép vượt xe bên phải trong những trường hợp nào?
Theo khoản 3.52 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì vượt xe được hiểu là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ 2008).
Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
...
Theo đó, người điều khiển ô tô cần chú ý các quy định về vượt xe nêu trên để tham gia giao thông một cách an toàn và người điều khiển ô tô được phép vượt xe bên phải trong 03 trường hợp sau:
(1) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
(2) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
(3) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Điều khiển ô tô vượt xe bên phải bị phạt bao nhiêu tiền? Khi nào thì được phép vượt xe bên phải? (Hình từ Internet)
Điều khiển ô tô vượt xe bên phải trong những trường hợp không được phép vượt bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (có cụm từ bị thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
...
Như vậy, người điều khiển ô tô vượt xe bên phải trong những trường hợp không được phép vượt sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Lưu ý: Không xử phạt người điều khiển ô tô trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Tầm nhìn vượt xe an toàn mà người điều khiển ô tô cần chú ý khi vượt xe bên phải là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3.51 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3.49. Tầm nhìn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe của một chiếc xe đang chạy đến một vật thể ở phía trước.
3.50. Tầm nhìn dừng xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy có thể dừng lại an toàn trước một vật thể tĩnh bất ngờ xuất hiện trên cùng một làn đường ở phía trước.
3.51. Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.
...
Như vậy, tầm nhìn vượt xe an toàn được hiểu là khoảng cách mà người điều khiển ô tô thực hiện quan sát trước khi vượt được đo dọc theo đường tính từ mũi xe của mình đến xe đang chạy phía trước khi lưu thông trên đường 2 làn xe hai chiều và có thể vượt qua chiếc xe chạy chậm hơn cùng chiều phía trước bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?