Điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm đến thăm buồng của người bệnh hằng ngày hay không? Trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm gì khi thực hiện các hoạt động điều dưỡng?
Điều dưỡng trưởng khoa có trách nhiệm đến thăm buồng của người bệnh hằng ngày hay không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BYT có quy định về nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa như sau:
Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa
1. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng tại khoa.
3. Xây dựng bản mô tả vị trí việc làm và phân công nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc và các vị trí khác theo chỉ đạo của trưởng khoa.
4. Quản lý người bệnh: số lượng, tình trạng, diễn biến, các chỉ định điều trị, chăm sóc để kịp thời phân công và điều phối nhân lực thực hiện chăm sóc điều dưỡng.
5. Tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
6. Tổ chức, chủ trì các cuộc họp điều dưỡng định kỳ, đột xuất và cuộc họp người bệnh, người nhà người bệnh khi cần thiết.
7. Quản lý, đào tạo và phát triển nhân lực điều dưỡng trong khoa.
8. Đề xuất nhu cầu tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc của khoa.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng và chỉ đạo tuyến theo sự phân công.
10. Tham gia trực và trực tiếp chăm sóc người bệnh khi cần.
11. Tham gia đề xuất cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ chăm sóc người bệnh và giám sát sử dụng tại khoa. Giám sát việc sử dụng và bảo quản theo quy định.
12. Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng.
13. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động điều dưỡng trong khoa.
14. Nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc trong khoa.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng phân công.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ hàng ngày của điều dưỡng trưởng khoa theo quy định của pháp luật hiện hành đó là phải tham gia đi buồng hằng ngày với lãnh đạo khoa.
Điều dưỡng trưởng khoa (Hình từ Internet)
Đối chiếu với quy định trước đây tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 07/2011/TT-BYT (hết hiệu lực từ ngày 27/02/2022)
Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ
a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị.
c) Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa;
d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật bệnh viện, các quy định về vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho Trưởng khoa các việc đột xuất và những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý;
đ) Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa;
e) Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành;
g) Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa;
h) Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ lý, y công; tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công;
i) Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo;
k) Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết;
l) Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng người bệnh cấp khoa;
m) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác điều dưỡng trong khoa;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công.
...
Có thể thấy, theo quy định trước kia, điều dưỡng trưởng khoa chỉ được quy định là phải tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ trong tường hợp được Trưởng khoa phân công.
Hiện nay, pháp luật đã quy định cụ thể điều dưỡng trưởng khoa cần phải tham gia đi buồng hàng ngày với lãnh đạo khoa, nhằm theo dõi một cách thường xuyên đối với tình trạng của người bệnh.
Trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm gì khi thực hiện các hoạt động điều dưỡng?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trưởng khoa lâm sàng như sau:
Nhiệm vụ của trưởng khoa lâm sàng
1. Chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
2. Phối hợp với phòng điều dưỡng tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
Có thể thấy, đối với hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về các hoạt động điều dưỡng tại khoa; đồng thời phải phối hợp với phòng điều dưỡng tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng tại khoa.
Trưởng khoa dược có tham gia thực hiện hoạt động điều dưỡng hay không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trưởng khoa các khoa khác như sau:
Nhiệm vụ của trưởng các khoa khác
1. Trưởng khoa dược: tổ chức cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, chất lượng thuốc thực hiện cho người bệnh theo chỉ định tại khoa lâm sàng, khoa khám bệnh; tư vấn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát điều dưỡng thực hiện việc quản lý và sử dụng thuốc cho người bệnh tại các khoa, phòng.
2. Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: tổ chức và giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; cung cấp dụng cụ, đồ vải, vật tư đúng quy định cho hoạt động chăm sóc người bệnh và thu gom dụng cụ, đồ vải đã qua sử dụng tại khoa lâm sàng.
3. Trưởng khoa dinh dưỡng: tổ chức tiếp nhận đề xuất và cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người bệnh; hỗ trợ, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa lâm sàng; cải tiến chất lượng chế độ dinh dưỡng của người bệnh phù hợp trên cơ sở đánh giá, đề xuất của người bệnh.
Như vậy, trưởng khoa dược bên cạnh việc cung ứng thuốc thì còn cần tư vấn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát điều dưỡng thực hiện việc quản lý và sử dụng thuốc cho người bệnh tại các khoa, phòng; không trực tiếp thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?