Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của điều dưỡng hạng 2?
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của điều dưỡng hạng 2 - Mã số: V.08.05.11 như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của điều dưỡng hạng 2:
(1) Có bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Điều dưỡng;
(2) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của điều dưỡng hạng 2:
(1) Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
(2) Có hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
(3) Thực hiện thành thạo kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng theo chuyên ngành đào tạo;
(4) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;
(5) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;
(6) Có năng lực chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
(7) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 2 là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 2 - Mã số: V.08.05.11 như sau:
Nhiệm vụ 1: Chăm sóc người bệnh
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tổ chức triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
- Tổ chức chăm sóc, theo dõi người bệnh; khám, nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc, lập kế hoạch, ra chỉ định và thực hiện chăm sóc, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Tổ chức hội chẩn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công;
- Tổ chức cấp cứu ban đầu, cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chuyên khoa thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công;
- Tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhiệm vụ 2: Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng;
- Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.
Nhiệm vụ 3: Quản lý, hướng dẫn, sử dụng thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được phân công
Nhiệm vụ 4: Tổ chức chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng, chống dịch bệnh khi được phân công
Nhiệm vụ 5: Đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng; các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực điều dưỡng phù hợp với trình độ và phạm vi chuyên môn đối với viên chức, người học;
- Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh;
- Tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng;
- Tham gia nghiên cứu, cung cấp bằng chứng xây dựng chính sách về lĩnh vực chuyên môn được phân công.
Quy định về việc xét thăng hạng từ điều dưỡng hạng 3 lên điều dưỡng hạng 2?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định:
Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11
...
4. Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Như vậy, để xét thăng hạng từ điều dưỡng hạng 3 lên điều dưỡng hạng 2, viên chức dự xét thăng hạng phải có hời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3 hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?