Điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào theo quy định?
Điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào theo quy định?
Theo Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
4. Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
đ) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Như vậy, nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào theo quy định? (hình từ internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Theo Điều 3 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có), gồm:
a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.
b) Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.
c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.
d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe.
e) Trạm thu phí đường bộ.
g) Bến xe.
h) Bãi đỗ xe.
i) Nhà hạt quản lý đường bộ.
k) Trạm dừng nghỉ.
l) Kho bảo quản vật tư dự phòng.
m) Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông.
n) Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.
o) Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.
p) Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ.
q) Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có)
Cơ quan nào có thẩm quyền định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Theo Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?