Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành mấy mức độ? Tiến hành điều tra vào thời gian nào?
Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực được tiến hành vào khoảng thời gian nào?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, thời gian điều tra đối với sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực được quy định cụ thể như sau:
Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: Điều tra 7 ngày/lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây lương thực và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại. Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.
Theo đó, việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực được chia làm đợt điều tra định kỳ và đợt điều tra bổ sung, cụ thể:
- Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây lương thực và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại.
Đồng thời, tại tiểu mục 5.3 Mục này cũng quy định về khu vực điều tra cụ thể như sau:
Khu vực điều tra
- Đối với cây lúa
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 20 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
- Đối với cây ngô
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 10 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính. Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
- Đối với cây khoai lang
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 10 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính;
Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành mấy mức độ? Tiến hành điều tra vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên một cây lương thực được xác định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tiểu mục 5.6.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được quy định như sau:
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại
5.6.1 Căn cứ để tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên một cây trồng
Diện tích cây trồng theo từng yếu tố điều tra chính và tổng diện tích cây trồng đó; số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra trên từng điểm điều tra; giá trị ngưỡng mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại cho từng sinh vật gây hại quy định tại Phụ lục C (gọi tắt là ngưỡng thống kê).
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực được chia thành mấy mức độ?
Theo quy định tại tiểu mục 5.6.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, việc phân mức diện tích nhiễm được quy định cụ thể như sau:
Phân mức diện tích nhiễm
Diện tích nhiễm sinh vật gây hại được chia thành 3 mức nhiễm;
+ Nhiễm nhẹ: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại từ 50 % đến 100 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm trung bình: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 100 % đến 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
+ Nhiễm nặng: Là diện tích cây lương thực có mật độ sinh vật gây hại, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại > 200 % giá trị ngưỡng thống kê.
Như vậy, có thể thấy diện tích nhiễm sinh vật gây hại được chia thành 3 mức nhiễm là nhiễm nhẹ, nhiễm trung bình và nhiễm nặng với tiêu chí cụ thể theo quy định trên.
Đồng thời, tiểu mục 5.6.3 Mục này cũng quy định về cách tính diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây lương thực cụ thể như sau:
Cách tính
5.6.3.1 Diện tích nhiễm sinh vật gây hại
- Công thức tính diện tích nhiễm quy định tại Phụ lục A.
- Tổng diện tích nhiễm của sinh vật gây hại trong một kỳ điều tra là tổng số diện tích nhiễm nhẹ, diện tích nhiễm trung bình, diện tích nhiễm nặng và diện tích mất trắng trong kỳ (nếu có) do sinh vật gây hại đó gây ra.
- Cách tính diện tích nhiễm của một sinh vật gây hại trong báo cáo tháng: Tổng diện tích nhiễm lớn nhất của sinh vật gây hại trên các trà, thời vụ hoặc giai đoạn sinh trưởng của cây trồng đó trong kỳ báo cáo tháng (4 tuần báo cáo); trường hợp một sinh vật gây hại chưa kết thúc lứa, đợt phát sinh gây hại thì lấy số liệu đến thời điểm báo cáo.
- Cách tính diện tích nhiễm của một sinh vật gây hại trong một vụ sản xuất: Diện tích nhiễm lớn nhất của sinh vật gây hại trên cây trồng đó trong suốt vụ; trong trường hợp sinh vật gây hại có nhiều lứa, đợt phát sinh gây hại thì lấy số liệu từng lứa, đợt và tổng diện tích nhiễm các lứa, đợt.
- Cách tính diện tích nhiễm của một sinh vật gây hại trong năm: Tổng diện tích nhiễm của một sinh vật gây hại trên các vụ trong năm; đối với sinh vật gây hại chi phát sinh một lứa, đợt trong năm thì lấy diện tích nhiễm cao nhất.
5.6.3.2 Diện tích mất trắng cuối các đợt dịch hoặc cuối các vụ sản xuất
Cộng dồn diện tích mất trắng (giảm trên 70% năng suất do sinh vật gây hại) trong cả đợt dịch hoặc khi kết thúc một vụ sản xuất.
5.6.3.3 Diện tích phòng trừ
- Đối với biện pháp phun rải thuốc bảo vệ thực vật: Thống kê diện tích phòng trừ sinh vật gây hại bằng các biện pháp phun rải thuốc bảo vệ thực vật trong từng lứa, đợt phát sinh gây hại.
- Đối với biện pháp bẫy, bả: Thống kê diện tích áp dụng biện pháp bẫy, bả.
- Đối với chuột hại: Thống kê diện tích áp dụng biện pháp bẫy, bả và số chuột diệt được bằng biện pháp thủ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?