Diện tích đất nào được dùng để áp dụng để trồng mới rừng sản xuất? Nội dung của biện pháp trồng mới rừng sản xuất được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề trồng mới rừng sản xuất. Cho tôi hỏi diện tích đất nào được dùng để áp dụng để trồng mới rừng sản xuất? Nội dung của biện pháp trồng mới rừng sản xuất được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Hà Lan ở Cà Mau.

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp như sau:

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
...

Theo đó, Nhà nước thực hiện các chính sách được quy định tại Điều 4 nêu trên để bảo vệ và phát triển hoạt động lâm nghiệp.

Trồng mới rừng

Trồng mới rừng (Hình từ Internet)

Diện tích đất nào được dùng để áp dụng trồng mới rừng sản xuất?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng mới rừng như sau:

Trồng mới rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng lần đầu trên diện tích đất chưa có rừng.

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng mới rừng sản xuất như sau:

Trồng mới rừng sản xuất
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách;
b) Diện tích đất chưa có rừng, thực bì là cây bụi, cây gỗ rải rác và cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5 m với số lượng dưới 500 cây/ha, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế;
c) Diện tích tre nứa có tỷ lệ che phủ dưới 20%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế; diện tích giang, lịm, le ở tất cả các mật độ và tỷ lệ che phủ.
...

Theo đó, đối với các diện tích đất được quy định tại khoản 1 Điều 11 nêu trên thì sẽ áp dụng biện pháp trồng mới rừng sản xuất.

Nội dung của biện pháp trồng mới rừng sản xuất được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về nội dung trồng mới rừng sản xuất như sau:

Trồng mới rừng sản xuất
...
2. Nội dung biện pháp:
a) Chọn loài cây trồng: chọn loài cây trồng chính phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh và điều kiện lập địa nơi trồng; có thể chọn cây phù trợ (cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả) để trồng xen nhằm cải tạo đất, hỗ trợ cây trồng chính sinh trưởng phát triển tốt;
b) Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều kiện lập địa và đặc tính sinh thái của loài cây trồng. Thực bì xử lý xong được gom theo băng, hạn chế đốt thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng, theo đám và đốt có kiểm soát;
c) Làm đất: làm đất toàn diện bằng cơ giới hay thủ công, làm đất cục bộ theo băng hoặc theo đám, có biện pháp hạn chế xói mòn đất đối với đốc dốc trên 25° như làm bậc thang theo đường đồng mức; có thể đào mương, lên líp, san ủi tạo mặt bằng để trồng rừng ở những nơi có điều kiện lập địa đặc biệt;
d) Tiêu chuẩn cây giống đem trồng đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định;
đ) Mật độ trồng: tùy theo loài cây, điều kiện lập địa, phương thức trồng và mục đích kinh doanh để chọn mật độ trồng phù hợp;
e) Phương thức trồng: tùy theo điều kiện lập địa và mục đích kinh doanh để chọn phương thức trồng thuần loài hay trồng hỗn giao nhiều loài cây hoặc trồng xen giữa cây lâm nghiệp với cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ;
g) Đối với rừng dễ cháy, cần xây dựng các đường băng, đường ranh cản lửa và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng theo quy định của pháp luật;
h) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với từng loài.

Theo đó, nội dung của biện pháp trồng mới rừng sản xuất được quy định tại khoản 2 Điều 11 như trên.

Rừng sản xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Nhà nước sẽ giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho hộ gia đình cư trú trên địa bàn có diện tích rừng đúng không?
Pháp luật
Chứng chỉ rừng quốc tế là gì? Rừng sản xuất chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức nào?
Pháp luật
Đối tượng, điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định ra sao?
Pháp luật
Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng gồm những quyền gì? Cá nhân có được để lại Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho người thừa kế không?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế có quyền góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng khi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư không?
Pháp luật
Cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền được khai thác lâm sản theo quy định không?
Pháp luật
Người lập trại trong rừng sản xuất mà không được phép của chủ rừng thì có thể bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cá nhân có được là chủ sở hữu rừng sản xuất hay không? Cá nhân có được trao lại quyền sử dụng rừng sản xuất cho người thừa kế không?
Pháp luật
Đốt phá cây trồng chưa thành rừng sản xuất có diện tích 5.000 m2 có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng sản xuất
1,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng sản xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào