Điểm đo đạc quốc gia là gì? Mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao như thế nào?
Điểm đo đạc quốc gia là gì?
Điểm đo đạc quốc gia được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau
Điểm đo đạc quốc gia là điểm gắn với mốc đo đạc quốc gia, có ít nhất một trong các giá trị tọa độ, độ cao, trọng lực, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Điểm đo đạc quốc gia (Hình từ Internet)
Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia là tập hợp giá trị tọa độ không gian của các điểm đo đạc quốc gia được thiết lập trong quá trình nào?
Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia là tập hợp giá trị tọa độ không gian của các điểm đo đạc quốc gia được thiết lập trong quá trình được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau
Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia
1. Mạng lưới tọa độ quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ không gian được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ tọa độ quốc gia. Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị tọa độ, mạng lưới tọa độ quốc gia được chia thành lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II, lưới tọa độ hạng III.
2. Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia là tập hợp giá trị tọa độ không gian của các điểm đo đạc quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới tọa độ quốc gia, được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ và nghiên cứu khoa học.
3. Tọa độ của điểm trong lưới tọa độ cấp 0 được tính trong hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ quốc tế.
4. Khi thay đổi hệ tọa độ quốc gia, số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia phải được thiết lập lại.
Theo đó, mạng lưới tọa độ quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ không gian được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ tọa độ quốc gia.
Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị tọa độ, mạng lưới tọa độ quốc gia được chia thành lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới tọa độ hạng II, lưới tọa độ hạng III.
Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia là tập hợp giá trị tọa độ không gian của các điểm đo đạc quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới tọa độ quốc gia, được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ và nghiên cứu khoa học.
Mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao như thế nào?
Mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2019/NĐ-CP như sau
Số liệu của mạng lưới độ cao quốc gia
1. Mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ độ cao quốc gia. Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị độ cao, mạng lưới độ cao quốc gia được chia thành lưới độ cao hạng I, lưới độ cao hạng II, lưới độ cao hạng III.
2. Lưới độ cao hạng I và lưới độ cao hạng II được đo lặp theo chu kỳ 19 năm. Đối với các điểm trong mạng lưới độ cao quốc gia ở những khu vực có nền đất yếu, chịu nhiều ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội, chu kỳ đo lặp được rút ngắn tùy theo mức độ ảnh hưởng và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Mô hình geoid sử dụng cho lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chỉnh lý mô hình geoid toàn cầu theo số liệu trọng lực trên lãnh thổ Việt Nam để phục vụ việc xác định độ cao và nghiên cứu khoa học về Trái Đất.
4. Số liệu của mạng lưới độ cao quốc gia gồm tập hợp giá trị độ cao của các điểm độ cao quốc gia được thiết lập trong quá trình xây dựng mạng lưới độ cao quốc gia được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ và nghiên cứu khoa học.
Theo đó, mạng lưới độ cao quốc gia là hệ thống điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được liên kết tạo thành mạng lưới thống nhất, phủ trùm trên toàn quốc, được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật theo mốc thời gian để xác định và truyền hệ độ cao quốc gia.
Căn cứ vào mật độ và độ chính xác xác định giá trị độ cao, mạng lưới độ cao quốc gia được chia thành lưới độ cao hạng I, lưới độ cao hạng II, lưới độ cao hạng III.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?