Dịch vụ bù trừ điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán không? Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các quyền nào?
Dịch vụ bù trừ điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán không?
Dịch vụ Ví điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
1. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
a) Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
b) Dịch vụ bù trừ điện tử;
c) Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c) Dịch vụ Ví điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ bù trừ điện tử là một trong các loại dịch vụ trung gian thanh toán.
Dịch vụ bù trừ điện tử có phải là loại dịch vụ trung gian thanh toán không? Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các quyền nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu nào?
Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 39/2014/TT-NHNN như sau:
Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các quyền gì theo quy định?
Ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN như sau:
Quyền của ngân hàng
1. Quyền của ngân hàng:
a) Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
c) Thực hiện các quyền theo hợp đồng và các thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan.
2. Quyền của ngân hàng hợp tác:
a) Yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Từ chối giao dịch nếu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Ngân hàng liên kết có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cung cấp các thông tin của khách hàng để phục vụ việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có các quyền sau:
- Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;
- Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
- Thực hiện các quyền theo hợp đồng và các thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?