Dịch vụ bảo quản tài sản là gì? Tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản khi nào?
Dịch vụ bảo quản tài sản là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2016/TT-NHNN thì dịch vụ bảo quản tài sản là dịch vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo quản tài sản của khách hàng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 02/2016/TT-NHNN, tài sản trong thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản gồm những loại sau:
+ Không phải là loại tài sản mà pháp luật cấm tàng trữ.
+ Không phải chất dễ gây cháy, nổ hoặc tự hủy hoại.
+ Đối với tài sản cần Điều kiện cất giữ, bảo quản đặc biệt, khi giao tài sản, khách hàng phải thông báo ngay cho tổ chức tín dụng biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi bảo quản.
Trường hợp khách hàng không thông báo mà tài sản gửi bảo quản bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì khách hàng phải tự chịu trách nhiệm; nếu gây thiệt hại thì khách hàng phải có trách nhiệm bồi thường.
Dịch vụ bảo quản tài sản (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản khi nào?
Điều kiện để tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn
1. Tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn khi:
a) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
b) Có quy định, quy trình nội bộ thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
2. Khi thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, tổ chức tín dụng phải:
a) Sử dụng kho bảo quản riêng theo tiêu chuẩn kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); hoặc sử dụng gian kho riêng trong kho tiền có cửa gian kho theo tiêu chuẩn cửa kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; hoặc phải trang bị tủ, két sắt riêng biệt đặt trong kho tiền để làm dịch vụ bảo quản tài sản;
b) Trang bị hộp/bao/túi bảo quản tài sản đảm bảo an toàn.
3. Khi thực hiện dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn, tổ chức tín dụng phải:
a) Sử dụng kho bảo quản riêng theo tiêu chuẩn kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc sử dụng gian kho riêng trong kho tiền có cửa gian kho theo tiêu chuẩn cửa kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để làm dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn;
b) Trang bị tủ, két sắt bảo quản tài sản đảm bảo an toàn;
c) Lắp đặt camera giám sát và trang bị thiết bị kiểm soát an ninh để đảm bảo an toàn trong quá trình khách hàng vào kho dịch vụ cho thuê tủ, két an toàn.
Theo quy định trên, tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản khi đáp ứng điều kiện sau:
+ Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
+ Có quy định, quy trình nội bộ thực hiện dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
Hợp đồng bảo quản tài sản phải có tối thiểu những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2016/TT-NHNN, hợp đồng bảo quản tài sản phải có tối thiểu những nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng.
+ Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu (đối với cá nhân); số chứng minh nhân dân/hộ chiếu của đại diện hợp pháp của pháp nhân; số, ngày cấp, nơi cấp Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân (đối với pháp nhân) của các bên tham gia hợp đồng.
+ Trường hợp nhận tài sản theo hình thức kiểm nhận hiện vật: Tên tài sản, số văn bản/sê ri (trừ sê ri tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt), số lượng, khối lượng, chất lượng, kích cỡ, hiện trạng và các giấy tờ liên quan (nếu có) của tài sản gửi bảo quản.
+ Trường hợp nhận tài sản theo hình thức nguyên niêm phong: Tên tài sản, số văn bản/sê ri (trừ sê ri tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt), số lượng tài sản gửi bảo quản.
+ Số hiệu bao/túi/hộp bảo quản tài sản.
+ Thỏa thuận về thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
+ Mức, hình thức và định kỳ thanh toán phí bảo quản tài sản; thỏa thuận về mức phí trong trường hợp quá thời hạn trong hợp đồng mà khách hàng không đến nhận lại tài sản.
+ Biện pháp bảo quản đối với tài sản cần bảo quản đặc biệt.
+ Trách nhiệm của các bên trong các trường hợp tài sản nhận bảo quản bị hư hỏng hoặc bị mất mát.
+ Thỏa thuận về việc xử lý tài sản trong trường hợp quá hạn mà khách hàng không đến nhận lại tài sản.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?