Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện theo quy định là ở đâu?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện là ở đâu?
- Có được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện không?
- Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng sau bao lâu kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị coi là hành vi trốn thuế?
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện là ở đâu?
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
...
c) Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.
d) Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
...
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
...
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công ty anh có nhà máy sản xuất thủy điện ở địa bàn tỉnh khác nơi công ty đặt trụ sở chính thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng là cơ quan thuế nơi có nhà máy sản xuất thuỷ điện.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện là ở đâu? (Hình từ Internet)
Có được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện không?
Việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định, trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuđi
Theo đó, việc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất điện cũng có thể được gia hạn nếu người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng sau bao lâu kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị coi là hành vi trốn thuế?
Hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
...
Như vậy, theo quy định, người nộp thuế bị coi là trốn thuế nếu nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?