Địa điểm được đánh giá là phù hợp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Xin cho hỏi: Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng điều kiện gì? Khảo sát, đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải dựa trên những yếu tố nào? Trường hợp muốn xin phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì và trình cho ai? - Câu hỏi của anh Vũ (Bình Định)

Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng điều kiện gì?

điện hạt nhân

Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2011/TT-BKHCN quy định như sau:

Các nguyên tắc trong đánh giá địa điểm
1. Địa điểm được đánh giá là phù hợp để xây dựng NMĐHN, nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Có khả năng bảo đảm an toàn cho NMĐHN trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xuất hiện sự cố trong thiết kế;
b) Có khả năng bảo đảm cho con người và môi trường không bị ảnh hưởng nguy hại của bức xạ trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xảy ra sự cố trong thiết kế;
c) Hạn chế được tác hại đối với con người và môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố vượt quá mức được tính đến trong thiết kế (sau đây gọi là sự cố ngoài thiết kế).
...

Căn cứ trên quy định địa điểm được đánh giá là phù hợp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

- Có khả năng bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xuất hiện sự cố trong thiết kế;

- Có khả năng bảo đảm cho con người và môi trường không bị ảnh hưởng nguy hại của bức xạ trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xảy ra sự cố trong thiết kế;

- Hạn chế được tác hại đối với con người và môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố vượt quá mức được tính đến trong thiết kế (sau đây gọi là sự cố ngoài thiết kế).

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 47 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân như sau:

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
1. Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Bảo đảm an toàn cho dân cư trên địa bàn;
b) Bảo đảm an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân có tính tới các yếu tố địa chất, thủy văn, thiên tai, giao thông và các yếu tố khác;
c) Bảo đảm an ninh cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân;
d) Giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
...

Khảo sát, đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải dựa trên những yếu tố nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2011/TT-BKHCN quy định như sau:

Các nguyên tắc trong đánh giá địa điểm
...
2. Khi đánh giá địa điểm NMĐHN phải khảo sát, nghiên cứu đầy đủ các yếu tố, đặc điểm sau đây:
a) Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có khả năng tác động từ bên ngoài tới an toàn của NMĐHN;
b) Các đặc điểm của địa điểm và môi trường liên quan tới phát tán phóng xạ từ NMĐHN gây hại cho con người và môi trường;
c) Mật độ, phân bố dân cư và các đặc điểm của khu vực liên quan tới khả năng thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố.
3. Trường hợp việc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này cho thấy địa điểm có một trong các đặc điểm dưới đây thì địa điểm không được chấp nhận:
a) Có đứt gãy hoạt động;
b) Có khả năng rung động nền đất do động đất gây ra, với gia tốc nền cực đại (PGA) đạt giá trị từ 360 cm/s2 trở lên, với chu kỳ lặp lại 10.000 năm;
c) Có karst đang phát triển hoặc có karst tạo ra phễu có đường kính lớn hơn 20 m trên mặt đất.
4. Trường hợp việc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này cho thấy rằng, ngoài các đặc điểm quy định tại khoản 3 Điều này, địa điểm còn có những điều kiện bất lợi khác không thể khắc phục bằng các biện pháp thiết kế, các giải pháp bảo vệ hoặc các quy định hành chính thì địa điểm không được chấp nhận.

Căn cứ trên quy định việc khảo sát, đánh giá địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải dựa trên những yếu tố sau:

- Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có khả năng tác động từ bên ngoài tới an toàn của nhà máy điện hạt nhân;

- Các đặc điểm của địa điểm và môi trường liên quan tới phát tán phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân gây hại cho con người và môi trường;

- Mật độ, phân bố dân cư và các đặc điểm của khu vực liên quan tới khả năng thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố.

Lưu ý: Trường hợp việc đánh giá theo quy định nêu trên cho thấy địa điểm có một trong các đặc điểm dưới đây thì địa điểm không được chấp nhận:

- Có đứt gãy hoạt động;

- Có khả năng rung động nền đất do động đất gây ra, với gia tốc nền cực đại (PGA) đạt giá trị từ 360 cm/s2 trở lên, với chu kỳ lặp lại 10.000 năm;

- Có karst đang phát triển hoặc có karst tạo ra phễu có đường kính lớn hơn 20 m trên mặt đất.

Muốn xin phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì và trình cho ai?

Theo khoản 2 Điều 47 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
...
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
b) Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
c) Thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
g) Báo cáo thẩm định an toàn;
h) Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi vận hành nhà máy điện hạt nhân;
i) Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
k) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thể hiện ý kiến nhân dân về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và dân cư trên địa bàn;
l) Tài liệu khác có liên quan.

Theo đó, trường hợp muốn xin phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm, cụ thể:

- Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;

- Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;

- Thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;

- Báo cáo thẩm định an toàn;

- Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi vận hành nhà máy điện hạt nhân;

- Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thể hiện ý kiến nhân dân về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và dân cư trên địa bàn;

- Tài liệu khác có liên quan.

Nhà máy điện hạt nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà máy điện hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân thuộc lĩnh vực đầu tư công có được xem là dự án quan trọng quốc gia không?
Pháp luật
Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân gồm bao nhiêu nội dung chính?
Pháp luật
Có bao nhiêu nội dung trong kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân? Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ gồm những gì?
Pháp luật
Phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân được thực hiện như thế nào? Các tiêu chí chấp nhận về phân tích an toàn này là gì?
Pháp luật
Quy trình cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân đối với chủ đầu tư thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân gồm những gì? Báo cáo phải gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Nguyên tắc chung về đầu tư xây dựng của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo theo quy định pháp luật hiện nay là gì?
Pháp luật
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản nào? Nhà máy điện hạt nhân được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà máy điện hạt nhân
1,028 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà máy điện hạt nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào