Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?

Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu nào? Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không? Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung?

Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “sở hữu toàn dân” bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:

Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.

Di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?

Di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không? (Hình từ internet)

Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “văn hóa - thông tin” và "sở hữu toàn dân" bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 và khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:

1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Theo đó, đối với trường hợp di vật, cổ vật thuộc hình thức sở hữu nhà nước, sỡ hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quản lý trong bảo tàng và không được mua bán, tặng cho. Đối với di vật cổ vật thuộc hình thức sở hữu khác thì được phép trao đổi, tặng cho trong nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không phải di vật, cổ vật thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng được trao đổi, tặng cho dù ở trong nước.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

Theo quy định trên thì pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung mà không phân biệt di vật, cổ vật đó thuộc hình thức sở hữu nào.

Việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày phải được ai cho phép?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” bị thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:

Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Theo đó, việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

- Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Như vậy, việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép.

Di vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di vật
Cổ vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cổ vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nộp cổ vật có giá trị 2 tỷ đồng thì sẽ được thưởng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?
Pháp luật
Người mua bán cổ vật trái phép thuộc di tích lịch sử trên lãnh thổ Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài năm 2022? Thủ tục cấp Giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài như thế nào?
Pháp luật
Bình cổ có được xem là cổ vật nếu có tuổi đời trên 100 năm khi được khai quật hay không? Có phải nộp lại cho cơ quan nhà nước không?
Pháp luật
Bảo tàng quốc gia muốn đề nghị công nhận bảo vật quốc gia thì hồ sơ hiện vật gồm những gì? Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm gì về việc giám định bảo vật quốc gia?
Pháp luật
Cá nhân làm bản sao cổ vật quốc gia mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di vật
993 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di vật Cổ vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di vật Xem toàn bộ văn bản về Cổ vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào